Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo Lý Tổng Quát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo Lý Tổng Quát. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu

TẠI SAO SỨ ĐỒ GIĂNG DÙNG CHỮ NGÔI LỜI (GIĂNG 1:1) ĐỂ LÀM DANH HIỆU CHO ĐỨC CHÚA GIÊ-SU?

Sứ đồ Giăng viết Phúc Âm thứ tư vào khoảng năm 90, lúc người đang hầu việc Chúa tại Ê-phê-sô, thuộc vùng Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thế kỷ đầu tiên, dân cư sống trong vùng Tiểu Á đều chịu ảnh hưởng văn hóa và triết lý Hy Lạp. Một trong những triết gia nổi tiếng thời đó là Phi-lô. Phi-lô là một triết gia Do Thái nhưng rất thông thạo triết học Hy lạp, đã dùng danh từ “Ngôi Lời” (Hy Lạp: Logos, La tinh: Verbum) để chỉ về thần trí của Đức Chúa Trời, Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người hay là Đấng cai quản vũ trụ. Phi-lô còn cho rằng “Ngôi Lời” là phương tiện, quyền lực, chương trình của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo và sự cai trị của Ngài. Người Do Thái và người Hy Lạp sống ở vùng Tiểu Á rất am tường quan niệm về “Ngôi Lời” của nhà triết học Phi-lô.

TẠI SAO SỰ ĐỒNG TRINH CỦA BÀ MA-RI KHI SANH ĐỨC CHÚA GIÊ-SU LÀ QUAN TRỌNG?

Đức Chúa Giê-su phải do một trinh nữ sanh ra bởi các lý do sau đây:

a. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là một thần nhân.

b. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su đến từ trời.

c. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời.

d. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri Ê-sai dự ngôn về Đấng Cứu Thế: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên”(Ê-sai 7:14).

Thứ Tư

PHÚC ÂM LU-CA 2:4 GHI GIÔ-SÉP THUỘC DÒNG DÕI VUA ĐA-VÍT. VẬY, ĐỨC CHÚA GIÊ-SU THUỘC DÒNG DÕI VUA ĐA-VÍT QUA NGÃ GIÔ-SÉP?

Phúc Âm Lu-ca 2:4 cho biết Giô-sép, chồng Bà Ma-ri, thuộc dòng dõi của vua Đa-vít. Tuy Giô-sép thuộc dòng dõi vua Đa-vít, nhưng không thể kể Đức Chúa Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít qua Giô-sép được bởi các lý do sau đây:

Theo gia phả của Đức Chúa Giê-su ghi ở sách Ma-thi-ơ 1:1-16, cho biết Giô-sép, chồng bà Ma-ri, là con cháu của Giê-chô-nia (Hy-lạp: Iechonias). Trong Cựu Ước, tên Giê-chô-nia viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ là Giê-cô-nia (Yekonyâh). Sách Giê-rê-mi 22:24-30 cho biết hậu duệ của Giê-cô-nia đã bị Đức Chúa Trời rủa sả như sau: “Đức Giê-hô-va phán: thật như ta hằng sống, dầu Giê-cô-nia, con trai Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, là cái ấn trên tay hữu ta, ta cũng lột ngươi đi . . . Hãy ghi người nầy trong những kẻ không có con cái, trong những kẻ cả đời không thạnh vượng; vì con cháu nó sẽ không một người nào thạnh vượng, ngồi ngai Đa-vít cai trị trong Giu-đa nữa!”

TẠI SAO ĐỨC CHÚA GIÊ-SU ĐẾN TRONG THẾ GIAN?

Kinh Thánh cho biết mọi người đều có tội (Rô 3:23), cái giá phải trả cho tội lỗi là bị hành phạt đời đời ở địa ngục (Rô 6:23). Vì lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, nên Ngài đã ban Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su (Giăng 3:16) xuống thế làm người, chết trên thập giá đổ huyết ra, tức là“Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn”(Ê-phê 2:15) của giao cũ lỗi thời đã bị đào thải (Hy-bá 8:13 BDY), để thành lập giao ước mới (Lu 22:20). Điều chính yếu của sự giáng thế của Đức Chúa Giê-su là cứu chuộc loài người khỏi bị hành phạt đời đời ở hỏa ngục như Kinh Thánh xác định:

a. Qua lời của Đức Chúa Giê-su: “Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu”(Giăng 3:17). Vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian nhưng để cứu chuộc”(Giăng 12:47). “Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật” (Giăng10:10).

b. Qua lời của tiên tri Giăng Báp-tít: “Kìa Chiên Con (Đức Chúa Giê-su) của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”(Giăng 1:29).

c. Qua lời của Sứ đồ Giăng: “Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi của chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa. Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian”(I Giăng 2:2, 4:14).

d. Qua lời của người Sa-ma-ri: “Chính Ngài (Đức Chúa Giê-su) thật là Cứu Chúa của thế gian” (Giăng 4:42). 




Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung

NHỮNG LỜI TIÊN TRI NÀO TRONG CỰU ƯỚC ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM VỚI ĐỨC CHÚA GIÊ-SU TRONG TÂN ƯỚC?

Những lời tiên tri trong Cựu Ước được ứng nghiệm với Đức Chúa Giê-su trong Tân Ước như sau:

GIÁO LÝ NHẬP THỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI NGÔI HAI LÀ GÌ?

Vào năm 451, Công Đồng Chaledon xác nhận giáo lý nhập thể (Incarnation) của Đức Chúa Trời Ngôi Hai tức là Đức Chúa Chúa Giê-su đến trong thế gian với thân xác của loài người. Trong Ngài có bản chất thần tánh (verus Deus) và nhân tánh (verus homus) hoàn toàn (Giăng 1:14). Giáo lý này cho rằng thần tánh và nhân tánh của Đức Chúa Giê-su kết hợp khắng khít, nhưng không pha trộn lẫn lộn với nhau. Người ta có thể phân biệt thần tánh với nhân tánh của Chúa, nhưng không thể tách rời thần tánh ra khỏi nhân tánh hay nhân tánh ra khỏi thần tánh của Ngài được.

TẠI SAO SỨ ĐỒ GIĂNG DÙNG CHỮ NGÔI LỜI (GIĂNG 1:1) ĐỂ LÀM DANH HIỆU CHO ĐỨC CHÚA GIÊ-SU?

Sứ đồ Giăng viết Phúc Âm thứ tư vào khoảng năm 90, lúc người đang hầu việc Chúa tại Ê-phê-sô, thuộc vùng Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thế kỷ đầu tiên, dân cư sống trong vùng Tiểu Á đều chịu ảnh hưởng văn hóa và triết lý Hy Lạp. Một trong những triết gia nổi tiếng thời đó là Phi-lô. Phi-lô là một triết gia Do Thái nhưng rất thông thạo triết học Hy lạp, đã dùng danh từ “Ngôi Lời” (Hy Lạp: Logos, La tinh: Verbum) để chỉ về thần trí của Đức Chúa Trời, Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người hay là Đấng cai quản vũ trụ. Phi-lô còn cho rằng “Ngôi Lời” là phương tiện, quyền lực, chương trình của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo và sự cai trị của Ngài. Người Do Thái và người Hy Lạp sống ở vùng Tiểu Á rất am tường quan niệm về “Ngôi Lời” của nhà triết học Phi-lô.

Bởi các lý do trên làm cho người ta nghĩ rằng, Sứ đồ Giăng đã dùng chữ “Ngôi Lời” để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su, vì chữ “Ngôi Lời”thích hợp với bản thể của Đức Chúa Giê-su và ý nghĩa của nó cũng không xa lạ với quần chúng ở vùng Tiểu Á. Nhờ vậy, họ dễ dàng hiểu biết về bản thể và ngôi vị của Đức Chúa Giê-su mà tin Ngài là Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.

Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung

TẠI SAO SỰ ĐỒNG TRINH CỦA BÀ MA-RI KHI SANH ĐỨC CHÚA GIÊ-SU LÀ QUAN TRỌNG?

Đức Chúa Giê-su phải do một trinh nữ sanh ra bởi các lý do sau đây:

a. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là một thần nhân.

b. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su đến từ trời.

c. Để bày tỏ Đức Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời.

d. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri Ê-sai dự ngôn về Đấng Cứu Thế: “Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên”(Ê-sai 7:14).

e. Để không mắc tội tổ tông truyền từ A-đam, “Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta cần dùng, thánh khiết, vô tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội”(Hê 7:26).

f. Để làm ứng nghiệm lời của Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Thế phải từ dòng dõi người nữ (seed of the woman); không có hột giống của người nam xen vào: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người nữ sẽ giày đạp đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân người”(Sáng 3:15).

Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ HIỂU ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI?

Giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi rất khó hiểu cho hầu hết mọi người, nhưng là một giáo lý quan trọng của Cơ Đốc Giáo.

NƠI NÀO TRONG KINH THÁNH CHO BIẾT ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ BA NGÔI?

Năm 325 Công Đồng Nicea xác định giáo lý Đức Chúa Trời gồm có ba Ngôi Vị là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Ba Ngôi Vị đều có thần tính như nhau. Kinh Thánh chứa đựng giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi thể hiện qua các câu Kinh Thánh sau đây:

CÓ BAO NHIÊU GIAO ƯỚC ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ THÀNH LẬP VỚI LOÀI NGƯỜI?

Có ít nhất là năm giao ước Đức Chúa Trời đã thành lập với loài người ghi trong Kinh Thánh như sau:

Giao ước thứ nhất: Sau cơn đại hồng thủy, Đức Chúa Trời lập giao ước cùng Nô-ê: “Các loài xác thịt sẽ chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa”(Sáng 9:11). Đức Chúa Trời đặt cái móng trên bầu trời để làm dấu hiệu cho giao ước thứ nhất này (Sáng 9:13).

Giao ước thứ nhì: Khi Áp-ra-ham được 90 tuổi, Đức Chúa Trời hiện đến lập giao ước với Áp-ra-ham, “Này, về phần ta, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc”(Sáng 17:4). Phép cắt bì là dấu hiệu của giao ước thứ hai này (Sáng 17:11).

Giao ước thứ ba: Trên núi Si-nai, Đức Chúa Trời lập giao ước với dân sự Y-sơ-ra-ên: “Nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta”(Xuất 19:5). Mười điều răn là dấu hiệu của giao ước thứ ba này (Xuất 20:3-17).

Giao ước thứ tư: Vì dân Y-sơ-ra-ên đã không tuân giữ giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với họ ở núi Si-nai, nên Đức Chúa Trời đã khiến vua Nê-bu-cát-nết-sa đánh chiếm và bắt dân Y-sơ-ra-ên đem về Ba-by-lôn làm phu tù. Tiên tri Giê-rê-mi dự ngôn Đức Chúa Trời sẽ thành lập một giao ước mới để thay thế giao ước mà Đức Chúa Trời đã thành lập với dân Y-sơ-ra-ên ở núi Si-nai như sau: “Này những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao ước này sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô, tức là giao ước mà chúng nó đã phá đi” (Giê 31:31-32).

Giao ước sau cùng: Đức Chúa Trời thành lập giao ước mới hay giao ước sau cùng với loài người. Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng Trung Bảo của giao ước sau cùng này. Ngài chịu chết để chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ (Hê 9:15). Để đánh dấu giao ước mới này, trong buổi tiệc Vượt Qua, Đức Chúa Giê-su cầm chén phán rằng: “Nầy là huyết ta, huyết của giao ước mới đổ ra cho nhiều người”(Mác 14:24). Sự chết của Đức Chúa Giê-su đổ huyết ra trên thập tự giá là ấn chứng của giao ước sau cùng này.

Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung

CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC LÀ GÌ?

Cựu Ước là giao ước cũ, Tân Ước là giao ước mới. Giao Ước có nghĩa là một sự thỏa thuận, một hợp đồng, một giao kèo, một hiệp ước hay một hiệp định do đôi bên thỏa thuận làm theo.

Kinh Thánh cho biết vào khoảng năm 1445 TCN, Đức Chúa Trời đã thành lập một giao ước giữa Ngài với tuyển dân Do Thái. Giao ước này có hiệu lực khi Đức Chúa Trời phán với Môi-se: “Ta sẽ nhận các ngươi làm dân ta, và ta sẽ làm Đức Chúa Trời của các ngươi”(Xuất 6:7). Các giao ước mà Đức Chúa Trời thành lập với dân Do Thái thường được gọi là Giao Ước Cũ hay Cựu Ước.

Vào khoảng năm 29 SC, Đức Chúa Trời thành lập một giao ước giữa Ngài với toàn thể nhân loại, như lời Đức Chúa Giê-su phán: “Nầy là huyết ta, huyết của giao ước mới đổ ra cho nhiều người”(Mác 14:24). Giao Ước này bắt đầu có hiệu lực ngay lúc Đức Chúa Giê-su chịu chết đổ huyết ra trên thập tự giá. Giao Ước này gọi là Giao Ước Mới hay Tân Ước.

Giao ước cũ là hợp đồng giữa Đức Chúa Trời với dân Do Thái. Giao ước mới là hợp đồng giữa Đức Chúa Trời với Cơ đốc nhân và toàn thể nhân loại.
Người Do Thái sống dưới luật pháp của Giao ước cũ để làm tuyển dân của Đức Chúa Trời. Cơ đốc nhân sống dưới ân điển của Giao Ước mới để làm con cái của Ngài.


Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung

ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ NHỮNG ĐẶC TÍNH NÀO?

Kinh Thánh bày tỏ Đức Chúa Trời có các đặc tính sau đây:

a. Toàn năng: “Ta là Đức Chúa Trời toàn năng” (Sáng 17:1).“Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả”(Giê 32:17). “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?”(Sáng 18:14).

b. Toàn tri: “Vì nếu lòng mình cáo trách mình, thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự”(I Giăng 3:20). “Chúa chúng tôi thật lớn, có quyền năng cả thể. Sự thông sáng Ngài vô cùng vô tận”(Thi 147:5).

c. Vô sở bất tại: Đức Giê-hô-va phán: “Ta có phải là Đức Chúa Trời ở gần mà không phải là Đức Chúa Trời ở xa sao?” Đức Giê-hô-va phán: “Có người nào có thể giấu mình trong các nơi kín cho ta đừng thấy chăng?” Đức Giê-hô-va phán: “Há chẳng phải ta đầy dẫy các tầng trời và đất sao?”(Giê 23:23-24).
d. Tự hữu và hằng hữu: “Trước khi núi non chưa sanh ra. Đất và thế gian chưa dựng nên. Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời” (Thi 90:2).

e. Thánh khiết: “Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi: ta là thánh”(Lê 11:44). “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là thánh!” (Thi 99:9).

f. Yêu thương: “Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (I Giăng 4:8).

g. Sự sáng: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm”(I Giăng 1:5).

Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung