Thứ Hai

NHỮNG NGHỊCH LÝ TRONG THUYẾT TIỀN ĐỊNH CỦA JOHN CALVIN

Vấn đề mà thuyết Calvin vấp phải là chính sự mâu thuẫn nằm trong nội tại của 5 luận điểm. 

I/ Điểm mâu thuẫn của định luật thứ 3: L=Limited atonement: Sự chuộc tội có giới hạn 

Kinh Thánh bày tỏ rằng, ý muốn của Đức Chúa Trời là cứu toàn nhân loại, Ngài yêu mến nhân loại không phân biệt một ai, ở bất cứ thời điểm nào của nhân loại. Nếu Đức Chúa Trời không có giải pháp cho vấn đề thời gian, không gian hay sự cân bằng giữa hòa hợp giữa tình yêu thương của Ngài và sự công bình của chính Ngài thì bản thân Đức Chúa Trời trở nên mâu thuẫn và không hợp lẽ với sự bày tỏ của chính Ngài qua Kinh Thánh. Lẽ dĩ nhiên, cần phải xác định rõ rằng Đức Chúa Trời không tự mâu thuẫn với chính Ngài, Đức Chúa Trời không hề thấp kém đến nổi để một loài thọ tạo như con người chúng ta có thể bắt lỗi được Ngài. Chúa chúng ta là Đấng Toàn Năng, Toàn Hảo, Toàn Tri và Toàn Tại. 


1. Chúa Jesus ko chết thay nhân loại ngay lúc A-đam và Ê-va phạm tội ------> chứng tỏ đối với Đức Chúa Trời thời gian không phải vấn đề quan trọng. 

2. Đức Chúa Trời không cần lựa chọn mỗi nhóm dân một người để làm dân thánh Ngài chỉ kêu gọi một mình Áp-ra-ham để qua ông Chúa Jesus ra đời làm giá chuộc cho mọi người -------> chứng tỏ đối với Đức Chúa Trời không gian không phải là vấn đề của Ngài. 

Vậy thì vì cớ gì mà Đức Chúa Trời phải dày công, bày vẽ ra trong hàng ngàn năm, qua nhiều thế hệ, qua nhiều biến cố để rồi sau đó Chúa Jesus mới xuất hiện và trở thành Đấng Cứu Chuộc ?

Ấy chính là Đức Chúa Trời bày tỏ rằng Ngài không muốn giới hạn sự cứu chuộc của Ngài cho bất cứ ai. 

Kinh Thánh Rô-ma 5:12-19

12 Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.
13 Vì, trước khi chưa có luật pháp, tội lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật pháp, thì cũng không kể là tội lỗi.
14 Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của A-đam, là người làm hình bóng của Đấng phải đến.
15 Song tội lỗi chẳng phải như sự ban cho của ân điển. Vì nếu bởi tội lỗi của chỉ một người mà mọi kẻ khác đều phải chết, thì huống chi ơn của Đức Chúa Trời và sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là Đức Chúa Jêsus Christ, chan chứa cho hết thảy mọi người khác là dường nào!
16 Lại sự ban cho nầy chẳng phải như việc xảy đến bởi một người phạm tội đâu: sự phán xét bởi chỉ một tội mà làm nên đoán phạt; nhưng sự ban cho của ân điển thì sau nhiều tội rồi, dẫn đến sự xưng công bình.
17 Vả, nếu bởi tội một người mà sự chết đã cai trị bởi một người ấy, thì huống chi những kẻ nhận ân điển và sự ban cho của sự công bình cách dư dật, họ sẽ nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!
18 Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy.
19 Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.

Qua những câu Kinh Thánh trên chúng ta thấy chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời là hoàn hảo, và Ngài muốn mọi người được cứu. Sự cứu chuộc của Ngài là vô hạn, là không có giới hạn giống như thuyết Calvin. 
*một người phạm tội (A-đam ) ------> mọi người đều có tội và chết. (Câu 12)
*Nhưng chưa có Luật pháp --------> ko ai biết mình có tội. -----> Không ai biết mình cần Đấng Cứu Chuộc. (câu 13)
*Luật pháp được ban cho qua Môi-se -----> mọi người đều cuối đầu nhận tội, đều biết mình phải chết do tội của mình dầu không phạm tội giống như A-đam, đều bất lực trong tội lỗi, không hoàn thành nổi luật pháp của Đức Chúa Trời -------> Mọi người đều nhận biết nhu cầu cần Đấng Cứu Chuộc mình. (câu 14)
*Khi Chúa Jesus đến làm người:

a. Ngài hoàn tất luật pháp - là đòi hỏi sự thỏa mãn bản tánh công bình của Đức Chúa Trời

b. Ngài ban ân điển dư dật và món quà cua sự công bình (câu 15-19) qua sự chết đền tội của Ngài trên thập tự giá cho tội lỗi toàn nhân loại. 

*Mọi người không ai phạm tội giống A-đam đã phạm ----------> Nhưng sự chết vẫn cai trị

* Mọi người chẳng có ai công bình --------------> Nhưng qua sự chết của Chúa Jesus tại thập tự giá thì được trở nên hòa thuận với Đức Chúa Trời. Câu 19 nói còn rõ ràng và mạnh hơn: "Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình."

2/ Điểm thứ 2 là sự mâu thuẩn giữa điểm thứ 1 và điểm thứ 5:

"T=Total depravity : Sự hư hoại hoàn toàn và P=Perseverance of the Saints : Sự bền bỉ của các thánh đồ"

Dù cho là thánh đồ thì chúng ta vẫn đang sống trong một thế giớ hoàn toàn hư hại như luận điểm 1 đưa ra. Chúng ta không thể nào căn cứ trên sự bền bỉ của "chính mình" để bảo vệ cho luận điểm sự cứu rỗi không thể mất. Như thế chúng ta đang tự "đá" lấy mình. Chẳng ai nói trước tương lai, chẳng ai nói biết trước sự vấp ngã của chính mình. Vì vậy, Đức Chúa Trời không thể căn cứ trên nỗ lực của chúng ta để hoàn tất 1 chương trình đã được HOÀN TẤT TẠI THẬP TỰ GIÁ DO NỖ LỰC CỦA CON NGÀI.

Chúa Jesus không đáng phải chịu đau đớn, chịu khổ hình và chịu chết - Ngài có quyền từ chối. Nhưng Ngài đã cam chịu - Hê-bơ-rơ nói rằng Ngài vui mừng chịu lấy. Đó chính là sự nỗ lực và bền bỉ của chính Ngài để làm trọn chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Hầu cho những kẻ tin Danh Ngài sẽ được đảm bảo sự sống đời đời. Sự đảm bảo của những kẻ tin là tùy thuộc vào sự nỗ lực của Chúa Jesus chứ không phải của các thánh đồ - chính là chúng ta ngày hôm nay.

Nếu thật sự, sự bền đỗ của các tín đồ là một trong những trụ cột cho sự cứu rỗi thì mắc xích ấy là mắc xích yếu nhất, dễ gãy nhất trong toàn bộ dây xích cứu rỗi. Và như vậy thì nó lại mâu thuẫn trầm trọng với tiên đề là những người được chọn không thể đánh mất sự cứu rỗi mình nhận được.

Vậy đâu là sự đảm bảo cho sự cứu chuộc mà Cơ-đốc nhân có ngày hôm nay? Có phải dựa trên sự bền bỉ, nổ lực của chúng ta hay không? Xin thưa KHÔNG!

Sự đảm bảo của chúng ta ngày hôm này chính là TÌNH YÊU LẠ LÙNG TUYỆT DIỆU CỦA CHÚA CỨU THẾ JESUS.

Rô-ma 9:33-39
33 Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy.
34 Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa. Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta.
35 Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng?
36 Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt.
37 Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần.
38 Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép,
39 bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.

Sự đảm bảo của chúng ta để nhận sự sống đời đời chính là SỰ SỐNG LẠI, THĂNG THIÊN VÀ NGÀI ĐANG NGỰ BÊN HỮU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỂ CẦU THAY CHO CHÚNG TA.

I Giăng 1:1-2
1 Hỡi con cái bé mọn ta, ta viết cho các con những điều nầy, hầu cho các con khỏi phạm tội. Nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Đấng cầu thay ở nơi Đức Chúa Cha, là Đức Chúa Jêsus Christ, tức là Đấng công bình.
2 Ấy chính Ngài làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta thôi đâu, mà cũng vì tội lỗi cả thế gian nữa.


3/ QUAN ĐIỂM CỦA KINH THÁNH VỀ SỰ CỨU CHUỘC
Những câu Kinh Thánh xác định chỉ tin Chúa là đủ để được cứu như sau: 

a. “Hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời”(Giăng 3:15). 
b. “Hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời”(Giăng 3:16). 
c. “Ai tin Con thì được sự sống đời đời”(Giăng 3:36). 
d. “Phàm ai nhìn Con và tin Con thì được sự sống đời đời”(Giăng 6:40). 
e. “Xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Giê-su” (Rô 3:26). 
f. “Hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời”(I Giăng 5:13). 
g. “Hãy tin Đức Chúa Giê-su, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi”(CV16:31). 

Tin Đức Chúa Giê-su là điều thiết yếu để được cứu, “Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó chẳng phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Ê-phê 2:8). 

Nhưng thuyết Calvin với nguyên lý thứ 3 vô tình làm lung lay đức tin của nhiều người.


Người viết: Joshua Phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét