Sứ đồ Giăng viết Phúc Âm thứ tư vào khoảng năm 90, lúc người đang hầu việc Chúa tại Ê-phê-sô, thuộc vùng Tiểu Á, nay là Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thế kỷ đầu tiên, dân cư sống trong vùng Tiểu Á đều chịu ảnh hưởng văn hóa và triết lý Hy Lạp. Một trong những triết gia nổi tiếng thời đó là Phi-lô. Phi-lô là một triết gia Do Thái nhưng rất thông thạo triết học Hy lạp, đã dùng danh từ “Ngôi Lời” (Hy Lạp: Logos, La tinh: Verbum) để chỉ về thần trí của Đức Chúa Trời, Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người hay là Đấng cai quản vũ trụ. Phi-lô còn cho rằng “Ngôi Lời” là phương tiện, quyền lực, chương trình của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo và sự cai trị của Ngài. Người Do Thái và người Hy Lạp sống ở vùng Tiểu Á rất am tường quan niệm về “Ngôi Lời” của nhà triết học Phi-lô.
Bởi các lý do trên làm cho người ta nghĩ rằng, Sứ đồ Giăng đã dùng chữ “Ngôi Lời” để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su, vì chữ “Ngôi Lời”thích hợp với bản thể của Đức Chúa Giê-su và ý nghĩa của nó cũng không xa lạ với quần chúng ở vùng Tiểu Á. Nhờ vậy, họ dễ dàng hiểu biết về bản thể và ngôi vị của Đức Chúa Giê-su mà tin Ngài là Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.
Trong thế kỷ đầu tiên, dân cư sống trong vùng Tiểu Á đều chịu ảnh hưởng văn hóa và triết lý Hy Lạp. Một trong những triết gia nổi tiếng thời đó là Phi-lô. Phi-lô là một triết gia Do Thái nhưng rất thông thạo triết học Hy lạp, đã dùng danh từ “Ngôi Lời” (Hy Lạp: Logos, La tinh: Verbum) để chỉ về thần trí của Đức Chúa Trời, Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người hay là Đấng cai quản vũ trụ. Phi-lô còn cho rằng “Ngôi Lời” là phương tiện, quyền lực, chương trình của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo và sự cai trị của Ngài. Người Do Thái và người Hy Lạp sống ở vùng Tiểu Á rất am tường quan niệm về “Ngôi Lời” của nhà triết học Phi-lô.
Bởi các lý do trên làm cho người ta nghĩ rằng, Sứ đồ Giăng đã dùng chữ “Ngôi Lời” để làm danh hiệu cho Đức Chúa Giê-su, vì chữ “Ngôi Lời”thích hợp với bản thể của Đức Chúa Giê-su và ý nghĩa của nó cũng không xa lạ với quần chúng ở vùng Tiểu Á. Nhờ vậy, họ dễ dàng hiểu biết về bản thể và ngôi vị của Đức Chúa Giê-su mà tin Ngài là Đấng Cứu Thế đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội.
Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét