Giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi rất khó hiểu cho hầu hết mọi người, nhưng là một giáo lý quan trọng của Cơ Đốc Giáo.
Để giải nghĩa giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, có người dùng sự biến thể của nước để giải nghĩa Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Họ lý luận rằng: “Vì nước có ba trạng thái là lỏng (nước lã), rắn (nước đá) và hơi (hơi nước). Tuy nước có ba trạng thái nhưng đều có cùng một bản chất H2O. Tuy ba nhưng mà là một, tuy một nhưng mà là ba.” Có nhiều học giả không đồng ý với việc dùng 3 trạng thái của nước để giảng nghĩa về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, vì một trạng thái của nước hiện diện thì hai trạng thái kia không hiện diện được. Trái lại, Ba Ngôi Đức Chúa Trời có thể hiện diện và năng động cùng một lúc như Phúc âm Mác 1:10-11 ghi, lúc Đức Chúa Giê-su chịu báp-têm ở sông Giô-đanh thì Đức Chúa Giê-su (Ngôi Hai) thấy các từng trời mở ra. Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) ngự xuống như chim bồ câu. Trong lúc đó có tiếng từ trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của Ta (Ngôi Một). Cả Ba Ngôi đều năng động cùng một lúc, không như nước, một thể hiện ra thì hai thể kia không hiện ra cùng một lúc được. Hơn nữa, các nhà thần đạo không đồng ý việc dùng sự biến thể của nước để giải nghĩa giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Vì cách giải nghĩa này có thể đưa dẫn tín hữu đến một tà thuyết cho rằng Đức Chúa Cha (Ngôi Một) biến thành Đức Chúa Con (Ngôi Hai), rồi Đức Chúa Con biến thành Đức Thánh Linh (Ngôi Ba). Trái lại, giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi khẳng định là Đức Chúa Cha (Ngôi Một) không bao giờ trở thành Đức Chúa Con (Ngôi Hai) và Đức Chúa Con (Ngôi Hai) không bao giờ trở thành Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) hay ngược lại.
Hội thánh sơ khai dùng hình ba góc “triquetra”, hình “triquetra” vẽ ba con cá quyện lại với nhau để tượng trưng cho Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Hình dáng ba con cá đều nhau tượng trưng cho Ba Ngôi bình đẳng. Đường vẽ vòng cung liên tục tạo thành hình ba con cá riêng biệt, nhưng quyện lại với nhau, tượng trưng cho Ba Ngôi riêng biệt, nhưng hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.
Ngày nay, có nhiều Giáo Hội Cơ Đốc dùng hình tam giác có 3 cạnh đều nhau để tượng trưng cho Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Một cạnh tượng trưng cho Đức Chúa Cha (Ngôi Một), một cạnh tượng trưng cho Đức Chúa Con (Ngôi Hai), một cạnh tượng trưng cho Đức Thánh Linh (Ngôi Ba). Ba cạnh hiệp lại thành một tam giác đều. Cũng như Ba Ngôi hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.
Để giải nghĩa giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi, có người dùng sự biến thể của nước để giải nghĩa Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Họ lý luận rằng: “Vì nước có ba trạng thái là lỏng (nước lã), rắn (nước đá) và hơi (hơi nước). Tuy nước có ba trạng thái nhưng đều có cùng một bản chất H2O. Tuy ba nhưng mà là một, tuy một nhưng mà là ba.” Có nhiều học giả không đồng ý với việc dùng 3 trạng thái của nước để giảng nghĩa về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, vì một trạng thái của nước hiện diện thì hai trạng thái kia không hiện diện được. Trái lại, Ba Ngôi Đức Chúa Trời có thể hiện diện và năng động cùng một lúc như Phúc âm Mác 1:10-11 ghi, lúc Đức Chúa Giê-su chịu báp-têm ở sông Giô-đanh thì Đức Chúa Giê-su (Ngôi Hai) thấy các từng trời mở ra. Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) ngự xuống như chim bồ câu. Trong lúc đó có tiếng từ trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của Ta (Ngôi Một). Cả Ba Ngôi đều năng động cùng một lúc, không như nước, một thể hiện ra thì hai thể kia không hiện ra cùng một lúc được. Hơn nữa, các nhà thần đạo không đồng ý việc dùng sự biến thể của nước để giải nghĩa giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Vì cách giải nghĩa này có thể đưa dẫn tín hữu đến một tà thuyết cho rằng Đức Chúa Cha (Ngôi Một) biến thành Đức Chúa Con (Ngôi Hai), rồi Đức Chúa Con biến thành Đức Thánh Linh (Ngôi Ba). Trái lại, giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi khẳng định là Đức Chúa Cha (Ngôi Một) không bao giờ trở thành Đức Chúa Con (Ngôi Hai) và Đức Chúa Con (Ngôi Hai) không bao giờ trở thành Đức Thánh Linh (Ngôi Ba) hay ngược lại.
Hội thánh sơ khai dùng hình ba góc “triquetra”, hình “triquetra” vẽ ba con cá quyện lại với nhau để tượng trưng cho Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Hình dáng ba con cá đều nhau tượng trưng cho Ba Ngôi bình đẳng. Đường vẽ vòng cung liên tục tạo thành hình ba con cá riêng biệt, nhưng quyện lại với nhau, tượng trưng cho Ba Ngôi riêng biệt, nhưng hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.
Ngày nay, có nhiều Giáo Hội Cơ Đốc dùng hình tam giác có 3 cạnh đều nhau để tượng trưng cho Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Một cạnh tượng trưng cho Đức Chúa Cha (Ngôi Một), một cạnh tượng trưng cho Đức Chúa Con (Ngôi Hai), một cạnh tượng trưng cho Đức Thánh Linh (Ngôi Ba). Ba cạnh hiệp lại thành một tam giác đều. Cũng như Ba Ngôi hiệp lại thành một Đức Chúa Trời.
Nguồn: 306 Câu Hỏi Của Tín Hữu - Diệp Dung
trước h vẽ h ms hỉu
Trả lờiXóaamen
Trả lờiXóa